Ngành CNTT

BẠN MUỐN GIA NHẬP NGÀNH CNTT? BẠN NÊN HIỂU RÕ NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN. ĐÂY LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ CẦN BIẾT VỀ CNTT:

CNTT là một ngành công nghiệp khổng lồ và liên tục phát triển. Hầu hết nhân viên CNTT làm việc trong môi trường văn phòng tiện nghi và đa số làm việc cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như CNTT, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, và dịch vụ nghiệp vụ doanh nghiệp (BPO).

Một số kỹ năng cần thiết của nhân viên CNTT giỏi tay nghề:

  • Khả năng suy luận logic
  • Khả năng tính toán
  • Khả năng sáng tạo
  • Có sở thích giải quyết vấn đề
  • Có sở thích cập nhật các công nghệ mới
  • Kỹ năng giao tiếp tốt (viết và nói) là một lợi thế

CNTT là một phần thiết yếu của bất kỳ ngành nào.Ngày nay, thế giới đang tiến đến tự động hóa các kỹ năng, một lĩnh vực đòi hỏi cấp bách vai trò của CNTT.

Vì CNTT là ngành trọng yếucủa nền kinh tế, các chuyên viên có năng lựcvà có chuyên môn tương ứng nhu cầu thị trường như Lập trình, Hỗ trợ Kỹ thuật, Kỹ sư, Cơ sở Dữ liệu, Lưu trữ Thông tin, Hệ thống Mạng, Phát triển Web, Nghiên cứu, Internet và Thương mại Điện tử luôn được săn tìm để hình thành, vận hành, thiết kế, bảo trì, lập trình và triển khai các giải pháp công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông.

CNTT là nghề đang được thị trường cần nhất nên có nhiều cơ hội thu nhập cao trong ngành CNTT so với các ngành khác. Có nhiều cơ hội đi công tác tại nước ngoài hoặc tìm việc ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Tầm nhìn/văn hóa toàn cầu và tiêu chuẩn quốc tế ở hầu hết các công ty CNTT đem đến sự hài lòng cao hơn trong công việc. Thêm vào đó, các công ty CNTT luôn có các đồng nghiệp nhiệt tình, thoải mái để làm việc cùng!

Công nghệ liên tục phát triểnchóng mặt, tạo ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp.

Mỗi năm, hàng nghìn người được tuyển dụng vào ngành CNTT, hầu hết là các cử nhân vừa tốt nghiệp.Các tập đoàn tầm cỡ cũng tuyển dụng một số lượng lớn nhân viên CNTT.

Khi làm việc trong ngành công nghệ phần mềm, bạn sẽ gia nhậpmột trong những ngành “sôi động” nhất hiện nay.Ngày nay không có một lĩnh vực nào không hoặc sẽ không bị ảnh hưởng bởi ngành CNTT.

Nếu bạn có hứng thú với việc giải quyết các vấn đề hóc búa, CNTT là một lĩnh vực đầy tiềm năng để xây dựng sự nghiệp.

Phần mềm là tập hợp các ‘dòng’ mã lệnh, trong đó mỗi dòng là một chuỗi hướng dẫn logic cho máy tính.Mã lệnh có thể được viết bằng nhiều ngôn ngữ phần mềm, chẳng hạn như C++, Java, ASP, v.v.

Trong giai đoạn đầu, các chương trình thường còn nhỏ; thậm chí một chương trình với 10.000 dòng mã lệnh đã được xem là lớn.Sau này, các chương trình lớn hơn được phát triển, chẳng hạn như các phần mềm viết cho chương trình thám hiểm mặt trăng của NASA có đến một triệu dòng mã lệnh.

Các phần mềm cần được viết và liên tục được thay đổi và gỡ lỗi (debug) (hay sửa sai).

Phần mềm được phát triển cho các thiết bị và ‘nền tảng’ khác nhau như PC, Web, di động, iPhone và bàn giao tiếp trò chơi. Phần mềm cũng có thể được phân loại theo mục đích sử dụng: gia đình, cá nhân hoặc doanh nghiệp. Phần mềm hệ điều hành, phần mềm trung gian hoặc phần mềm ứng dụng là cách phân loại phổ biến khác.

Hiện nay phần mềm là một phần thiết yếu của cuộc sống.Các ứng dụng phần mềm thông dụng (như hóa đơn điện tử) hiện diện hàng ngày xung quanh ta.Các ứng dụng này giúp cuộc sống vận hành suôn sẻ vàcải thiện hiệu suất doanh nghiệp.

Một vài ngành sử dụng CNTTrộng rãi, chẳng hạn như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và viễn thông.Có thể kể đến một vài ứng dụng phần mềm trong kinh doanh như hệ thống cơ sở dữ liệu, hoạch địch nguồn lực doanh nghiệp (ERP), kế toán và lương thưởng, tự động hóa văn phòng (spreadsheet, văn bản), CAD/CAM, v.v.

CNTT là một ngành công nghiệp toàn cầu: Năm 2007, chi tiêu toàn cầu cho CNTTxấp xỉ 1.700 tỉ đô la Mỹ.

Công nghệ Thông tin (CNTT) là một ngành công nghiệp lớn.Trong 50 năm qua, CNTT đã định hình thế giới hiện đại và vẫn tiếp tục thay đổi cuộc sống.

Phần cứng và phần mềm là hai lĩnh vực chính trong CNTT. Phần cứng bao gồm các đơn vị vật chất như màn hình, laptop, modem, CPU, chuột, và bàn phím. Phần mềm bao gồm sản phẩm và dịch vụ. Các sản phẩm phần mềm ở dạng đóng gói hay đã sẵn sàng để sử dụng. Các công ty dịch vụ phần mềm thường lập trình cho các khách hàng theo hợp đồng. Các công ty này phục vụ nhu cầu gia công và bảo trì phần mềm, nhu cầu đào tạo, v.v.